CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
- Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 – những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- a) Không có di chúc;
- b) Di chúc không hợp pháp;
- c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định của BLDS thì thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp mà không có di chúc, di chúc không hợp pháp, hoặc người thừa kế không thể hoặc không có quyền hưởng di sản thừa kế.
Điều cần lưu ý là thừa kế theo pháp luật thì các di sản không được định đoạt trong di chúc, di sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực của pháp luật hoặc phần di sản liên quan đến người được chia thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc… cũng được chia theo pháp luật.
- Những người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
VÍ DỤ: ông A có vợ là bà B, hai người con là C và D; C có vợ là E và con là M; D mới 14 tuổi. Ông A và con trai là C mất do tai nạn giao thông, không có di chúc, di sản ông A để lại gồm 1 căn nhà trị giá 6 tỷ và 1.8 tỷ tiền mặt (là tài sản riêng có trước hôn nhân). Phần di sản của ông A được chia như sau:
- Phần tài sản chung:
Theo Luật hôn nhân và gia đình Điều 66: Giải quyết tài sản của Vợ chồng trong trường hợp một bên đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết: “2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Như vậy thì ngôi nhà sẽ được chia đôi, bà B sẽ nhận 3 tỷ trong tổng giá trị ngôi nhà, 3 tỷ còn lại chia đều cho 2 người con C và D, mỗi người 1,5 tỷ. Tuy nhiên, vì C đã chết cùng với A nên phần di sản của C sẽ được thừa kế thế vị cho con là M.
- Phần tài sản riêng:
Tài sản riêng của ông A là 1.8 tỷ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ là bà B và hai con là C và D. Mỗi người sẽ là 600 triệu. vì C đã chết cùng với A nên phần thừa kế của C sẽ chuyển cho con là M.