PHÂN CHIA TÀI SẢN TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN VẪN TỒN TẠI. TỰ THỎA THUẬN HAY YÊU CẦU TÒA GIẢI QUYẾT?

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vợ chồng có thể thực hiện được các yêu cầu về nghề nghiệp, đầu tư kinh doanh, và các nghĩa vụ riêng của mình một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình. Trong thời kì hôn nhân còn tồn tại vợ chồng có thể xác lập rất nhiều giao dịch liên quan đến tài sản và sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro như một bên kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản,… Việc giải quyết hậu quả của những rủi ro này trong  nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của cả gia đình, ảnh hưởng đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Luật HNGĐ năm 2014 đã quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân gia đình, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.

Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “ Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thoả thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này, nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”. 

Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thoả thuận của vợ chồng hoặc thông qua con đường Toà án. Bên cạnh đó, thoả thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của vợ chồng. Việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Thứ nhất, vợ chồng tự thỏa thuận về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân:

Về thời điểm có hiệu lực của việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung được quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 39 Luật HNGĐ:

 “ 1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.”

Một số lưu ý về văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng: Trường hợp không có văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Toà án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thoả thuận để chia tài sản của vợ chồng. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 để chia tài sản của vợ chồng.

Văn bản thỏa thuận phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

 Thứ hai, vợ, chồng có yêu cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng:

Vợ, chồng nộp đơn yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đến Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Về giải quyết chia tài sản, Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn quy định tại Điều 59 của Luật HNVGĐ.

Về thời điểm có hiệu lực của việc vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật HNGĐ: “Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Thực tiễn giải quyết tại Tòa án, khi giải quyết yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, liên quan đến vấn đề tài sản, nhiều vợ chồng không giữ được quan hệ hôn nhân; sau đó, yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Như vậy, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, giữa họ không có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn mà chỉ yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng xuất phát từ nhu cầu chính đáng của họ như để thực hiện nghĩa vụ về tài sản riêng hoặc để thuận tiện cho các giao dịch riêng về tài sản. Do vậy, nếu không thỏa thuận phân chia đượcthì trường hợp này pháp luật quy định là có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và cũng là loại vụ án về HN-GĐ.

Đối với vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, văn phòng luật sư Đỗ Minh chúng tôi sẽ căn cứ vào điều kiện về kinh tế, tài sản chung, mong muốn của khách hàng để đưa ra và thực hiện những dịch vụ pháp lý phù hợp với nhu cầu, mong muốn của bạn. Trong trường hợp vợ và chồng thỏa thuận được việc chia tài sản, chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục soạn thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản và các thủ tục công chứng, đảm bảo văn bản thỏa thuận có hiệu lực toàn bộ. Đối với những trường hợp, khối tài sản chung lớn, vợ chồng tranh chấp không thể thống nhất được việc phân chia tài sản, chúng tôi sẽ hỗ trợ và thực hiện cách thủ tục tố tụng yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và đảm bảo tối ưu quyền, lợi ích của bạn đối với tài sản chung của vợ chồng.

Để được hỗ trợ dịch vụ pháp lý về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Đỗ Minh – Địa chi: P602, số 27 ngõ 28 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 0243.2222.879

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915959569