Bà S ở huyện ngoại thành có đến Văn phòng luật sư Đỗ Minh chúng tôi xin được tư vấn về trường hợp gia đình bà có đơn khởi kiện tại Tòa án huyện Đ về tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến di sản thừa kế của gia đình bà. Theo bà S trình bày đơn khởi kiện dân sự bà là Nguyên đơn, phát hiện thấy Bị đơn chuyển nhượng tài sản cho người khác nên bà có đơn yêu cầu Tòa án huyện Đ có thẩm quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên Tòa án nhận thấy nghĩa vụ tài sản của bị đơn ít hơn giá trị tài sản yêu cầu phong tỏa nên không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của bà S khiến bà vô cùng bức xúc. Bà S đến Văn phòng chúng tôi xin được tư vấn và giải thích pháp luật sau khi nghe bà S trình bày và xuất trình các tài liệu chứng cứ liên quan Văn phòng luật sư Đỗ Minh tư vấn hướng dẫn và giải thích cho bà S như sau:
Theo quy định của pháp luật dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là biện pháp do Tòa án quyết định áp dụng trước khi Tòa thụ lý vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Biện pháp này được áp dụng độc lập với vụ án nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục cho các bên tranh chấp, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo đảm cho việc thi hành án dân sự.
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là hình thức không cho chuyển dịch tài sản của người có nghĩa vụ đang do chính họ giữ. Biện pháp khẩn cấp tạm thời này có ý nghĩa quan trọng cho việc giải quyết vụ án nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người có nghĩa vụ, do đó tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP quy định : “Trong trường hợp người có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu phong tỏa tài khoản, tài sản để bảo đảm nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ thực hiện theo đơn khởi khởi kiện, thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống..’
Trường hợp giá trị tài sản bị yêu cầu phong tỏa lớn hơn nghĩa vụ của bị đơn thì tùy từng tính chất Tòa án áp dụng biện pháp để xử lý…
VD: A vay của B 500 triệu nhưng không trả được. B kiện ra tòa, trong quá trình giải quyết vụ án nhận thấy A có dấu hiệu tẩu tán tài sản có giá trị nhất là ngôi nhà 2 tầng giá trị khoảng 800 triệu đồng. B làm đơn yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phong tỏa ngôi nhà này, Tòa án không thể áp dụng được vì tài sản này có giá trị lớn hơn nghĩa vụ là tài sản không chia được. Tuy nhiên, nếu A có tài khoản 800 triệu tại ngân hàng thì tòa án có thể phong tỏa tại khoản đối với số tiền là 500 triệu đồng.
Sau khi được tư vấn và nghe giải thích pháp luật thông qua ví dụ thực tế biết được Trưởng văn phòng luật sư Đỗ Minh nguyên là Thẩm phán, Phó chánh tòa Dân sự người có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết án nhà đất và có 20 năm cho đến nay là Giảng viên của Học viện Tư pháp nên bà S vô cùng phấn khởi, đã chính thức kí hợp đồng dịch vụ pháp lý nhờ Văn phòng luật sư Đỗ Minh chúng tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bà tại Tòa án nhân dân huyên Đ, vụ án đang trong giai đoạn thu thập chứng cứ chuẩn bị xét xử khi có kết quả chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với các bạn….