CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HÀNH VI VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ MỘT CHỒNG

  1. Các quy định phòng, chống bạo lực gia đình:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Quốc Hội ban hành ngày 21/11/2007, các hành vi bạo lực gia đình gồm có:

  1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  5. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  6. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  7. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  8. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BVHTTDL-BCA có hiệu lực từ ngày 25/6/2016, cơ quan Công an phối hợp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các hoạt động dưới đây nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, phòng chống các hành vi bạo lực gia đình:

  • Thiết lập đường dây nóng để tư vấn, bảo vệ nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình.
  • Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác khi có yêu cầu.

Thông tin về số vụ bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện và tư vấn, hỗ trợ; người gây bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn tại cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình; số cơ sở tư vấn, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình.

  1. Các quy định hạn chế hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:

Từ ngày 01/7/2016 khi Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 27/11/2015 có hiệu lực, hành vi ngoại tình dẫn đến ly hôn có thể bị phạt tù từ 01 năm. Cụ thể, tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định một cách chi tiết và rõ ràng về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” hơn Bộ luật Hình sự 1999.

Điều 147 – Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng – Bộ luật hình sự 1999.

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915959569