PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự quy định về Phòng vệ chính đáng:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Như vậy, một hành vi chỉ được coi là phòng vệ chính đáng trong trường hợp quyền và lợi ích của bản thân, của người khác, của tổ chức hoặc nhà nước đang bị xâm phạm, việc chống trả này là cần thiết và nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng. Pháp luật không coi phòng vệ chính đáng là tội phạm nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại hành vi tội phạm cũng như ngăn chặn, thiệt hại do hành vi đó gây ra.

Vậy thế nào là chống trả một cách cần thiết và trong giới hạn phòng vệ chính đáng?

Khoản 2 Điều này quy định:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Về công cụ, phương tiện: Điều luật chỉ quy định “chống trả lại một cách cần thiết” chứ không đòi hỏi công cụ, phương tiện phải tương xứng. Trong nhiều trường hợp phòng vệ chính đáng chỉ phát huy hiệu quả khi phải gây thiệt hại lớn hơn cho kẻ tấn công, có như vậy mới có thể chấm dứt được hành vi tấn công, do vậy người có hành động phòng vệ vẫn có thể sử dụng các công cụ, phương tiện mà có thể gây nguy hiểm hơn do với công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm phạm đang sử dụng nhằm ngăn chặn, chống trả và chấm dứt hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm đến thiệt hại mà người có hành động phòng vệ gây ra  có vượt quá giới hạn hay không, có phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi đang xâm phạm để việc chống trả được coi là cần thiết hay không.

Có thể thấy rằng, các quy định về phòng vệ chính đáng chỉ mang tính định tính chứ không định lượng.

Việc đánh giá có là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cần phải đặt ra trong bối cảnh sự việc cụ thể, so sánh tương quan lực lượng, tùy thuộc vào tính chất quan hệ xã hội mà kẻ tấn công đang xâm phạm, phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng cũng như điều kiện, khả năng phòng vệ của người phòng vệ…

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phòng vệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915959569