NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔI VIỆC DO THAY ĐỔI CƠ CẤU, CÔNG NGHỆ HOẶC LÝ DO KINH TẾ

Nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

Bên cạnh các quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 38 BLLĐ, NSDLĐ còn được quyền cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất hoặc vì lý do kinh tế.

  1. Các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất, lý do kinh tế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, việc thay đổi cơ cấu, công nghệ gồm các trường hợp sau đây:

Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động (bao gồm những không hạn chế ở việc tổ chức thành lập mới, giải thể một hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp cơ quan, tổ chức…).

Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm (sắp xếp lại lao động nhằm tăng hiệu quả, năng suất lao động).

Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động (chuyển đổi mặt hàng, sản phẩm hoàn chỉnh, bán thành phẩm).

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, những lý do kinh tế dẫn đến việc cho người lao động thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế (đây là lý do đòi hỏi phải có sự chứng minh và đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế).

– Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Đó chính là các căn cứ pháp lý để NSDLĐ dựa vào đó để cho người lao động thôi việc. Trường hợp viện dẫn Điều 44 BLLĐ 2012 để cho NLĐ thôi việc mà NSDLĐ không chứng minh được doanh nghiệp đang thuộc một trong các trường hợp trên đây thì việc cho NLĐ thôi việc sẽ bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và NSDLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 42 BLLĐ 2012.

  1. Thủ tục cho người lao động thôi việc

Thủ tục cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế được quy định khác nhau giữa trường hợp cho 01 NLĐ thôi việc và trường hợp cho nhiều NLĐ thôi việc.

Trường hợp cho một NLĐ thôi việc thì không có quy định bất kỳ thủ tục nào mà NLĐ phải tuân theo. Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế đã đề cập trên đây, NSDLĐ có quyền ra quyết định cho NLĐ thôi việc (quyết định chấm dứt hợp đồng lao động). Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa trong quan hệ lao động, trên thực tế NSDLĐ cũng có thể thông báo trước cho NLĐ, tham khảo hoặc thống nhất ý kiến với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở trước khi chính thức cho NLĐ thôi việc.

Trường hợp ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ (từ 2 người trở lên), có nguy cơ cho nhiều NLĐ thôi việc, NSDLĐ phải thực hiện các thủ tục sau đây:

– Xây dựng phương án sử dụng lao động (Điều 46 BLLĐ). Trường hợp bố trí, sắp xếp chỗ làm mới thì phải ưu tiên đào tạo lại NLĐ để bố trí công việc mới cho NLĐ.

– Nếu phải cho từ 2 NLĐ trở lên thôi việc thì trước khi cho NLĐ thôi việc, NSDLĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh.

  1. Quyền lợi của người động phải thôi việc

Khi cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm cho NLĐ (Điều 49 BLLĐ 2012). Ngoài ra, NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của NLĐ (Khoản 3 Điều 47 BLLĐ 2012) và tiền lương mà NSDLĐ được hưởng .

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915959569