THU ĐỔI, MUA BÁN NGOẠI TỆ TRÁI PHÉP

THU ĐỔI, MUA BÁN NGOẠI TỆ TRÁI PHÉP

  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
  • Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012
  • Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
  • Nghị định 96/2014 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010:

Điều 33. Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 24 Nghị định 96/2014 quy định:

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
  3. b) Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
  4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  5. a) Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  6. b) Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên;
  7. c) Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
  8. d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch vốn khác;

đ) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi tài khoản, tiến độ chuyển vốn đầu tư và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác;

  1. e) Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
  2. g) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước; thu phí giao dịch không đúng quy định của pháp luật;
  3. h) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
  4. i) Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  6. a) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ;
  7. b) Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và các giao dịch vốn khác không đúng quy định của pháp luật;
  8. c) Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước không đúng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh casino.
  9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  10. a) Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định này

Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;

  1. b) Mở, đóng, sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
  2. c) Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  4. a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d, đ, h Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này;
  5. b) Thực hiện giao dịch hối đoái không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;
  6. c) Có trạng thái ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
  7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  8. a) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật;
  9. b) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;
  10. c) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
  11. d) Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định của pháp luật.
  12. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.
  13. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
  14. a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm c Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều này;
  15. b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng khi vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
  16. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, văn bản cho phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều này.

 

  1. Một vài ý kiến bình luận

Theo quy định của Luật Ngân hàng thì hiện nay chỉ có ngân hàng được cấp phép mới có quyền mua bán, trao đổi ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại hầu hết được nhà nước cấp phép nên người dân có thể thực hiện mua bán, trao đổi ngoại tệ tại đó. Tính đến 30/09 Ngân hàng nhà nước đã cấp phép cho 580 đại lý thu đổi ngoại tệ khác trên cả nước, như vậy thì địa điểm thu đổi ngoại tệ phân bố rộng rãi khắp nơi và rất thuận tiện cho người dân muốn đổi ngoại tệ.

Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao vụ anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ điện, ngụ Ninh Kiều) bị UBND TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng do có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép ngày 23/10/2018. Đáng nói, số ngoại tệ anh Rê bị bắt khi trao đổi chỉ là 100 USD (2,3 triệu đồng), chỉ bằng chưa tới 1/40 lần so với số tiền anh bị xử phạt.

Theo quy định của pháp luật thì việc xử phạt anh Rê là hoàn toàn có căn cứ. Tiệm vàng mà anh Rê thực hiện trao đổi tờ 100 USD không được ủy quyền tiến hành việc mua bán trao đổi ngoại tệ nên đương nhiên không được phép mua bán thu đổi ngoại tệ. Theo đó, Nghị định 96/2014 đã quy định rõ: xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại nơi không được cấp phép thực hiện thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra, tiệm vàng nơi anh Rê thực hiện thu đổi ngoại tệ trái phép sẽ bị phạt từ 500 đến 600 triệu đồng vì hành vi thu đổi ngoại tệ trái phép của mình theo khoản 7 Điều 24 của Nghị định 96/2014.

Hiện nay, đa số người dân có thói quen thu đổi ngoại tệ ở các Tiệm vàng, như vậy có đúng hay không? Câu trả lời là vừa đúng vừa không bởi còn phụ thuộc việc tiệm vàng đó có được tổ chức tín dụng nào ủy quyền để thực hiện việc thu đổi mua bán ngoại tệ hay không.

Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng được cấp phép thu đổi ngoại tệ nếu đáp ứng một số điều kiện mà người dân có thể căn cứ vào đó để nhận biết cơ sở kinh doanh hợp pháp, tuy nhiên các cơ sở này chỉ được phép “mua vào” chứ không được “bán ra”.

Dễ nhận ra nhất chính là cơ sở kinh doanh ngoại tệ phải có bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền. Vì các cơ sở này chỉ là đơn vị được tổ chức tín dụng, ngân hàng ủy quyền để trở thành đại lý mua, bán ngoại tệ và tỷ giá tại đây cũng phải công khai tuân thủ theo tổ chức tín dụng ủy quyền.

Đặc biệt, mỗi cửa hàng chỉ được làm đại lý cho một tổ chức tín dụng, và chỉ được đặt tại địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Các tiệm vàng cũng có thể được cấp phép đổi ngoại tệ nếu nằm tại cơ sở lưu trú du lịch 3 sao trở lên; khu vui chơi giải trí có thưởng cho khách nước ngoài; văn phòng bán vé của hãng hàng không; cửa khẩu… Nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất như có nơi giao dịch riêng, được trang bị đầy đủ phương tiện như máy fax, két sắt, tên đại lý đổi tiền tệ…

Ngoài ra, các nhân viên làm việc tại đây phải có giấy xác nhận được tổ chức tín dụng cấp, được đào tạo và tập huyến về kỹ năng nhận biết loại tiền tệ thật, giả… Căn cứ vào một số điểm dễ nhận dạng này, người dân có thể nhận biết đâu là cơ sở kinh doanh ngoại tệ hợp pháp, tránh trường hợp bị xử phạt hàng chục triệu đồng chỉ vì đổi số lượng nhỏ ngoại tệ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0915959569