Đến Văn phòng luật sư Đỗ Minh chúng tôi chị Hạnh tỏ ra mệt mỏi với đôi mắt thâm quầng, chúng tôi mời chị uống nước và giới thiệu tôi là Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Minh nguyên là Thẩm phán, Phó chánh tòa của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, người có gần 30 năm là Thẩm phán và 20 năm là Giảng viên kiêm chức của Học viện Tư pháp – người có nhiều kinh nghiệm trong việc xét xử vụ việc Hôn nhân và gia đình xin được chia sẻ với chị về hoàn cảnh gia đình.
Sau khoảng thời gian bình tĩnh lại chị Hạnh cho biết: chị và anh T lấy nhau được hơn 10 năm, quá trình chung sống có nhiều bất đồng mâu thuẫn vợ chồng phát sinh từ trong sinh hoạt và trong tính cách, cũng như việc nuôi dạy con chung. Nay chị có đơn xin ly hôn anh T tại Tòa án nhân dân quận B, trong thời gian chung sống chị Hạnh và anh T có một con chung là cháu S chị không có khả năng sinh con thứ hai được nữa, nên cháu S là tất cả cuộc đời chị và chị không thể xa rời con được. Chị tha thiết được nuôi con chung, anh T có thể xây dựng gia đình với phụ nữ khác và còn có con ..
Với kinh nghiệm của người Thẩm phán lâu năm tôi hiểu rất rõ tâm trạng của chị Hạnh lúc này liên tục động viên chị bình tĩnh trình bầy cho biết hiện cháu S đang ở với ai, khả năng thu nhập và điều kiện kinh tế của chị và anh T thế nào? Chị Hạnh cho biết Tòa án nhân dân quận B đã thụ lý vụ kiện, chị được giải thích là con chung từ 9 tuổi trở lên Tòa án phải xem xét đến nguyện vọng của con xem cháu muốn ở với ai. Chị rất hoang mang và lo lắng, trường hợp lấy lời khai của con chung có cần người giám hộ không? Chị có được quyền có mặt khi Tòa án lấy lời khai không? Quy định của pháp luật ai là người giám hộ? Sự có mặt của người giám hộ (ông bà nội cháu) có thể tác động đến nguyện vọng thực sự của cháu S, Tòa án sẽ xử thế nào (hiện cháu S đang ở nhà chồng và gia đình chồng liên tiếp gây khó khăn không cho chị tiếp xúc và gặp con..)
Sau khi lắng nghe chị Hạnh trình bày Văn phòng luật sư Đỗ Minh đã tư vấn giúp chị Hạnh:
Khi giải quyết vụ án ly hôn Tòa án phải giải quyết yêu cầu nuôi con chưa thành niên. Việc vợ hoặc chồng có đều phải có trách nhiệm nuôi con chung, khi ly hôn việc nuôi con do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định. Nếu con chung từ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.. tại Công văn số 61/2002/KHXX ngày 20/5/2002 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn : “Nếu thuộc trường hợp có con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên thì Tòa án phải hỏi ý kiến của con để xem nguyện vọng của con. Nếu Tòa án không hỏi ý kiến của con để xem nguyện vọng của con là việc điều tra chưa đầy đủ..”
Theo khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2005 và Điều 136 BLDS năm 2015 cũng quy định người đại diện theo pháp luật gồm “Cha, mẹ đối với con chưa thành niên”. Trong trường hợp lấy lời khai về nguyện vọng con chung Tòa án nên mời cả cha và mẹ cháu S đến để đảm bảo tính khách quan tránh có sự tác động đến nguyện vọng của con chung, hoặc có thể lấy lời khai của người con với sự có mặt của thầy giáo, cô giáo của con trong thời gian ở trường…. Sau khi được giải thích chị Hạnh đỡ căng thẳng hơn, chị Hạnh muốn Văn phòng luật sư Đỗ Minh tiếp tục tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho chị và con chung tại Tòa án quận B ..